Môn Toán Lớp 8: mk hiện tại ko bt nói sao nữa nhưng mk đg khá lo cho bài thi giữa kì gần như mk ko có gì trong đầu cả 1. Phân tích ĐTTNT – bấm nhiệm

Môn Toán Lớp 8: mk hiện tại ko bt nói sao nữa nhưng mk đg khá lo cho bài thi giữa kì gần như mk ko có gì trong đầu cả
1. Phân tích ĐTTNT – bấm nhiệm
2. Làm tính nhân
3. hình phần thang và tam giác
mk khá lo ai cho mk cách ôn gấp đi mk còn 2 ngày nữa là thi rùi

1 bình luận về “Môn Toán Lớp 8: mk hiện tại ko bt nói sao nữa nhưng mk đg khá lo cho bài thi giữa kì gần như mk ko có gì trong đầu cả 1. Phân tích ĐTTNT – bấm nhiệm”

  1. → Mình rảnh tay nên hôm nay ngồi soạn cho bạn luôn =))
    1) Phân tích đa thức thành nhân tử.
    → Bạn sẽ đưa nó về dạng tích của đơn thức với đa thức hoặc đa thức với đa thức. Một số phương pháp thường được áp dụng như :
    + Dùng hằng đẳng thức, đặt nhân tử chung, tách . . .
    → Bấm nghiệm là một mẹo để phân tích đa thức thành nhân tử dễ hơn. Ví dụ như :
    -x² + 10x – 25
    + Đa thức trên có nghiệm là 5 nên chúng ta sẽ đưa về dạng : ( x – 5 )( . . . ) cụ thể như sau :
    -x² + 10x – 25
    = -x² + 5x + 5x – 25
    = ( -x² + 5x ) + ( 5x – 25 )
    = -x( x – 5 ) + 5( x – 5 )
    = ( x – 5 )( -x + 5 )
    → Bài tập vận dụng :
    +Cơ bản :
    a) 2x² + 10x
    b) x3 + x2 + y3 + xy
    2) Làm tính nhân
    →Muốn nhân đơn thức với đa thức thì ta lấy đơn thức nhân với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các kết quả lại với nhau. Ví dụ :
    a) 3x( 100 + 2y )
    = 3x . 100 + 3x . 2y
    = 300x + 6xy
    b) 5( x + 8y )
    = 5x + 40y
    →Muốn nhân đa thức với đa thức thì ta lấy từng hạng tử của đa thước này nhân với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các kết quả với nhau. Ví dụ :
    a) ( a + b + c)( a + b )
    = a . a + a . b + b . a + b . b + c . a + c . b
    = a² + ab + ab + b² + ac + bc 
    = a² + b² + 2ab + ac + bc
    b) ( 3x + 2y )( 2z + 5x )
    = 3x . 2z + 3x . 5x + 2y . 2z + 2y . 5x
    = 6xz + 15x² + 4yz + 10xy
    →Bài tập vận dụng :
    a)  ( $\frac{1}{2} x – 1) (2x – 3)
    b)  (x – 7)(x – 5)
    c)  (x – 2 )(x + 8 )(4x – 1)
    3) Hình phần thang và tam giác.
    Đường trung bình của tam giác :
    + Là đường đi qua trung điểm của hai cạnh trong một tam giác và song song với cạnh đáy.
    + Đường trung bình trong tam giác có chiều dài bằng một nửa tổng của đáy.
    Hình thang : Là tứ giác có hai cạnh đối song song với nhau.
    Hình thang cân : Là hình thang có hai cạnh bên bằng nhau, hai góc kề một đáy bằng nhau, hai đường chéo bằng nhau.
    → Hình thang vuông : Là hình thang có hai góc kề một cạnh bên bằng $90^o$
    Đường trung bình trong hình thang :
    +Là đường đi qua trung điểm của hai cạnh bênsong song với hai đáy.
    + Đường trung bình trong hình thang có chiều dài bằng một nửa tổng hai đáy.
    → Bài tập :
    a) Cho hình thang ABCD có (AB//CD) có góc A − góc D = $20^o$ và góc B = 2 lần góc C. Tính các góc của hình thang?
    b) Cho hình thang ABCD (AB//CD). Có góc A = $130^o$, góc C = $70^o$ Tính số đo các góc chưa biết.
    5 sao nha

    Trả lời

Viết một bình luận