Môn Văn Lớp 7: bài văn cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy – sen trong vb ‘ Người thầy đầu tiên ‘ em đang cần trong tối nay ạ

Môn Văn Lớp 7: bài văn cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy – sen trong vb ‘ Người thầy đầu tiên ‘
em đang cần trong tối nay ạ, giúp em làm bài văn này với ạ, em cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.

2 bình luận về “Môn Văn Lớp 7: bài văn cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy – sen trong vb ‘ Người thầy đầu tiên ‘ em đang cần trong tối nay ạ”

  1. Thầy Đuy-sen trong truyện ngắn “Người thầy đầu tiên” quả đúng là một người thầy vĩ đại cùng với nét cử chỉ rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu luôn nói lên những lời ấm áp làm lay động tânm hồn của tuổi thơ. Tuy thầy mới chỉ gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu, nhưng thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “Các em chả sẽ học tập ở đây là gì?”. Ngoài ra, thầy Đuy-sen cũng rất có tài và giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi sự ham học. Từ đó, em rất ngưỡng mộ và yêu quý nhân vật thầy Đuy-sen.

    Trả lời
  2. Với những tác phẩm giàu chất thơ, nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp đã để lại rung động sâu sắc cho bạn đọc trên khắp thế giới. Trong đó, truyện vừa “Người thầy đầu tiên” với hình ảnh người thầy Đuy-sen có trái tim nhân hậu, cao cả không khỏi làm chúng ta thêm yêu mến, kính trọng.
    Dưới lời kể của “tôi”, thầy Đuy-sen hiện lên là một người thầy hết lòng vì học sinh. Thấy học trò phải mang những bao ki-giắc, thầy đã động viên, an ủi. Lời nói quan tâm ấy như xua đi bao mệt nhọc cùng sự giá lạnh của trời đông. Đứng trước hành động ngỗ ngược của bọn nhà giàu sống trên núi, thầy Đuy-sen không hề dao động hay để tâm, thầy “nghĩ ra một câu chuyện vui nào đó khiến lũ chúng tôi phá lên cười, quên mất mọi sự”. Trong thời tiết giá lạnh, thầy thương xót những em nhỏ vì lội suối nên lạnh cóng đôi chân. Từ đấy, ngày ngày, thầy cần mẫn bế từng em qua suối “lưng thì cõng, tay thì bế và cứ như thế thầy lần lượt đưa hết các em sang”. Sau mỗi buổi học, thầy còn cố gắng kiếm đủ gỗ để làm một chiếc cầu bắc qua dòng suối dưới chân đồi. Nhận ra phương án ấy không khả thi, thầy Đuy-sen lại tiếp tục lấy đá cùng những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suối, giúp học trò đi lại không bị ướt chân. Thầy làm tất thảy mọi việc với mong muốn lũ trẻ sẽ luôn an toàn trên con đường tới trường. Như vậy, tất cả lời nói, hành động đã minh chứng cho tấm lòng nhân hậu, trái tim cao cả của thầy Đuy-sen.
    Bên cạnh đó, người thầy còn hiện lên với những ý nghĩ tốt lành. Thầy luôn mong muốn học trò của mình sẽ vươn xa, bay cao tới chân trời tri thức ngoài kia “Ôi, ước gì thầy được gửi em ra thành phố lớn. Em còn sẽ khá hơn biết chừng nào”.
    Với việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”, tác giả đã thể hiện một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và cảm xúc của nhân vật An-tư-nai về người thầy Đuy-sen. Thầy Đuy-sen hiện lên thật chân thực từ lời kể chan chứa sự yêu thương, kính trọng. Qua đây, ta cũng thấy được tấm lòng ngợi ca, trân trọng mà Ai-tơ-ma-tốp gửi tới những người thầy đang ngày đêm chèo lái con thuyền cập bến tri thức.

    Trả lời

Viết một bình luận