Môn Văn Lớp 8: Viết bài văn kể về 1 kỉ niệm của em ko lấy mạng nha mn :)) mik đg cần gấp mai là phải nộp r

Môn Văn Lớp 8: Viết bài văn kể về 1 kỉ niệm của em
ko lấy mạng nha mn :)) mik đg cần gấp mai là phải nộp r, giúp em làm bài văn này với ạ, em cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.

2 bình luận về “Môn Văn Lớp 8: Viết bài văn kể về 1 kỉ niệm của em ko lấy mạng nha mn :)) mik đg cần gấp mai là phải nộp r”

  1. Nhà tôi ở thủ đô còn ông bà tôi lại ở quê. Mười mấy tuổi đầu mà chỉ có vài lần được về quê thăm ông bà và quê hương. Thỉnh thoảng, ông bà có lên thăm chúng tôi nhưng chỉ ở lại mấy ngày. Nhiều lần chúng tôi đòi về quê, bố mẹ em đều bảo chờ dịp, vì đường xa lắm. Rồi một ngày ở quê làm giỗ Tổ, thế là cả nhà tôi có dịp về quê.
    Nói đến việc về quê, lòng tôi vô cùng háo hức. Thật kì lạ, có cái gì đó cứ nôn nao thôi thúc trong người dù tôi đã hết sức lí giải và trấn an bản thân. Cả lúc ngủ, tôi cũng nằm mơ đang đi trên đường quê. Tôi hình dung quê hương là những bà con thỉnh thoảng ghé thăm cho tôi nào nếp, nào lạc.
    Chuyến về quê năm ấy, cả nhà đi máy bay. Đó thực sự là một hành trình gian nan. Sau vài tiếng bay thì đi xe khách, qua đò và cuối cùng đi bộ mới tới được nhà ông bà. Mẹ tôi bảo, về nhà ông chỉ còn một cây số thôi, đi bộ mà xem cho biết. Làng ở dưới chân núi. Xung quanh làng, cánh đồng lúa trải rộng tít tắp. Nhìn về làng, tôi thấy rặng tre xanh xanh bao quanh những ngôi nhà nhỏ nhắn, ẩn khuất trong hàng cây xanh. Con đường thẳng tắp dẫn vào làng mùa này hoa gạo nở đỏ. Qua cánh đồng đến những mương nước, máy bơm đang xả nước rào rào, bọt bắn tung tóe, dòng nước cuồn cuộn chạy về phía trước. Vượt qua cổng làng là những ngôi nhà ngói, có cổng và vườn bao bọc.
    Đi vào quá giữa làng là đến nhà ông bà tôi. Biết chúng tôi sắp về, cô bác nhiều nơi đã về, tay bắt mặt mừng, hỏi thăm rối rít. Bác ba xoa đầu tôi khen tôi mau lớn. Ba tôi hỏi chuyện cúng giỗ đã chuẩn bị đến đâu, còn mẹ đem các thứ đã chuẩn bị xuống bếp cùng bác gái và các thím nấu nướng làm cơm trưa.
    Hôm sau, tảo mộ tổ tiên, ông và ba đưa chúng tôi đi thăm mộ các cụ, thắp hương, rồi về thăm nhà thờ họ. Sau khi bái lễ, ông và ba về trước còn chúng tôi cùng mấy chị ra xem dòng sông, xem cây cổ thụ ở đầu làng. làng quê thật yên bình chứ không ồn ào tất bật như ở phố. Mọi vật đều tĩnh lặng, êm đềm như một bức tranh. Tôi thấy nhẹ nhõm khi đón làn gió mắt thổi vào mặt, hất tung mái tốc dài. Thằng Tuấn cũng thích thú nhìn mấy con cá nhỏ lội ở dưới mương con rồi vội đuổi theo làm đàn cá sợ quá lẩn trốn trong đám cỏ không dám ra nữa.
    Mấy ngày ở quê tôi học hỏi được không biết bao điều hay. Chị Loan con bác ba dẫn chúng tôi đi chơi khắp mọi nơi. Hết đi tắm sông, bắt hến ở đầu sông lại lên đồi hái hạt dẻ. Mùa này dẻ bắt đầu chín vàng. Tuy không nhiều nhưng tôi vẫn hái được mấy chùm thật ngọt. Chú năm còn dẫn thằng Tuấn đi bẫy chim cuốc. Buổi trưa đi, buổi chiều về, thằng Tuấn cầm mấy con chim cuốc cười nức nẻ khoe chiến công. Bữa đó, chúng tôi được thím năm đãi cho bữa sôi chim cuốc ngon nức mũi, đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ mùi thơm của nó.
    Trở về thủ đô, hình ảnh miền quê thân thiết in đậm trong lòng tôi. Quê hương đẹp quá, thân thương quá. Ước gì, năm nào, vào ngày giỗ kỵ tổ tiên, ba mẹ đều đưa chúng tôi về thăm quê. Ba mẹ còn vất vả, công việc hãy còn nhiều, tôi chỉ dám hi vọng chứ không dám đòi hỏi điều đó mà chỉ mong chờ năm sau hoặc có dịp tiếp theo.
    #Lee

    Trả lời
  2. Suốt bao năm tháng học đường, bên cạnh tôi bao giờ cũng có một hình bóng dõi theo. Chính người là nghị lực cho tôi, là nơi tôi trau dồi những kiến thức. Học giỏi suốt 3 năm liền là một niềm vui sướng nhưng bên cạnh đó vẫn là sự kính trọng, biết ơn vô vàn đối với cô. Chính vì vậy mà mấy năm xa cách tôi vẫn không quên được kỉ niệm ấy với người. Người mẹ thứ 2 của tôi, cô tâm.
    Cô tâm là một giáo viên dạy toán của trường tôi. Dù không còn trẻ nhưng cô là người yêu thương học sinh, cô coi học sinh như một phần của mình. Với nhiều kinh nghiệm, căn nhà cô không bao giờ thiếu vắng bóng dáng của những đứa trẻ. Nhà tôi cách nhà cô có mấy bước chân nên từ năm lớp 2 tôi đã học thêm từ đó. Nhờ vậy suốt 3 năm, kiến thức toán của tôi luôn vững chắc. Cô coi tôi như một người cháu, cô luôn tự tin về sức học của tôi. Không phụ lòng cô, môn toán là môn tôi luôn có những số điểm khá cao. Nhưng năm lớp 6 này chính tôi đã khiến cô buồn cũng là nỗi ân hận vô vàn của riêng tôi.
    Năm nay là năm tôi bước sang một lớp khác. Với nhiều kiến thức mới mẻ, cô tâm vẫn dạy một cách chu đáo, cẩn thận. Ngày tháng trôi qua, cuối cùng cũng tới thi học kỳ I. Vẫn tự tin như trước, tôi háo hức đến trường và vào phòng thi. Tin tưởng những kiến thức cô ôn luyện, tôi làm gọn mấy câu đầu chỉ sau ít phút. Đến bài cuối cùng thì suy nghĩ mãi vẫn ko ra được đáp án. Năm phút, mười phút, 30 phút. Lục tung những kiến thức trong đầu vẫn ko ra được. Bất ngờ, tiếng trống trường vang lên, tôi cố viết những chữ cuối cùng dù biết kết quả đó ko đúng. Đêm đó, tôi trằn trọc ko ngủ, bao lo lắng về danh hiệu học sinh giỏi cả về cô khiến tôi bồn chồn không yên. Mình đã quá chủ quan ư? Bài thi dễ vậy mà ko ra được, tại sao? Hay là mình đã quá phụ thuộc vào cô, chỉ ôn luyện những gì cô dạy mà không tìm hiểu sâu hơn để ra nông nỗi này? Tôi bật khóc, tự trách chính bản thân mình.
    Hôm phát bài, tay tôi run rẩy cầm bài thi lên, với số điểm 7,75 đập vào mắt khiến tôi không tin nổi. Tệ vậy ư! Chỉ có 7.75 sao? Không gian xung quanh tôi như bao trùm một màu đen xám xịt cùng nỗi lo lắng ko nguôi. Với mười mấy môn học, duy nhất môn toán là môn tôi tự tin nhất. Kiểm tra lần nào tôi cũng được 8 trở lên. Lần này lại là con số 7 sao tôi dám nói với cô đây. Bữa tới học thêm, tôi rụt rè không vào lớp, tôi sợ phải thấy tâm trạng cô nghe thấy số điểm của tôi. Có tiếng cô từ gian nhà sau vang lên: Thủy, vào đi em.
    Khi tất cả đã đông đủ, công việc đầu tiên của cô là hỏi số điểm của từng em một. Giọng cô vang lên rõ to:
    – Trung ,thi được mấy điểm?
    – Dạ 10 điểm. Trung tự hào nói to
    – Lần lượt đến bạn này đến bạn khác ai cũng có những số điểm khá cao, đến tôi:
    – Thủy, mấy điểm em? Cô hỏi, vẫn giọng trìu mến đó
    – Dạ 7,75 cô. Giọng tôi nhỏ dần.
    Giờ đây tất cả đang dồn mắt về tôi sửng sốt kèm theo là những tiếng xì xào. Còn cô không nói gì nhưng mặt cô bây giờ có cái gì đó thoáng buồn quá thì phải. Mà chắc có lẽ tôi biết, đó là sự thất vọng cô dành cho tôi, chính tôi cũng đã mất đi sự tin tưởng chính bản mình. Ai trên 8 điểm cô sẽ có một món quà nhỏ khích lệ, một phong kẹo sôcôla. Nhìn cô phát kẹo cho các bạn, tôi ao ước sao có được một phong kẹo đó từ tay cô trao cho cô. Hai năm trước, tôi đã từng được cô tặng kẹo nhưng lần này lại không, cảm giác tủi thân như muốn trỗi lên, tôi co lại nơi góc tường. Mười bốn tuổi tôi có thể mua cho mình một phong kẹo như vậy chỉ với 4000 đồng, nhưng bây giờ phong kẹo đó đối với tôi là vô giá. Phong kẹo cô trao không phải là một món quà nhỏ, nó là sự tự hào, tin tưởng, quý mến nơi cô dành cho người nhận. Nhìn phong kẹo tôi khao khát muốn có được nó, càng ao ước muốn có tôi lại càng cố gắng lần thi học kỳ sau. Quả là thế, học kỳ II tôi được 9,25 cùng với danh hiệu học sinh giỏi. Mừng rỡ, tôi chạy ùa tới nhà cô chỉ để khoe số điểm đó. Còn cô, cô đã mừng rơi nước mắt. Qua tôi biết rằng: Cô không cho kẹo không phải vì cô ích kỉ mà là động lực cho mỗi người.
    Giờ đây, bước sang lớp 6 tôi không còn được học trong ngôi nhà màu hồng đầy yêu thương của cô nữa. Nhưng mỗi lần đi ngang qua nhà cô, tôi lại ghé mắt nhìn vào. Nhìn những đứa trẻ đàn sau cắp sách vở đến nhà cô, lại được cô kèm cặp, được cô yêu thương và được cô trao những phong kẹo niềm tin đó. Tôi lại càng biết ơn, quý trọng cô hơn.
    Các bạn biết ko? Một đồ vật nào đó ta mua bằng tiền, bạn sẽ thấy nó rẻ rúng bình thường. Nhưng nếu nó được ai đó tặng bạn bằng tất cả tình yêu thương, bạn sẽ cảm nhận được nó vô cùng quý giá như phong kẹo nhỏ của tôi vậy. Và chắc hẳn rằng ai trong các bạn cũng có một người lái đò riêng, nhưng bản thân tôi vô cùng may mắn khi có một người lái đò tuyệt vời như vậy. Dù không bao giờ nói thành lời nhưng sâu trong lòng tôi luôn tự nhủ: “Cô ơi ! Em cảm ơn cô nhiều lắm…”

    Trả lời

Viết một bình luận