Môn Văn Lớp 9: Giàn ý nghị luận: Tư tưởng về đời sống hoặc Tư tưởng về đạo lí Giúp em với ạ e c.ơn trc

Môn Văn Lớp 9: Giàn ý nghị luận: Tư tưởng về đời sống hoặc Tư tưởng về đạo lí
Giúp em với ạ e c.ơn trc, giúp em làm bài văn này với ạ, em cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.

1 bình luận về “Môn Văn Lớp 9: Giàn ý nghị luận: Tư tưởng về đời sống hoặc Tư tưởng về đạo lí Giúp em với ạ e c.ơn trc”

  1. 1. Mở bài
    Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: dẫn dắt câu nói, dẫn dắt vào nội dung.
    2. Thân bài
    a. Giải thích khái niệm
    Đối với đề bài có câu nói: trích dẫn câu nói, phân tích câu nói.
    Đối với đề bài không có trích dẫn câu nói (vd: bàn về tính kiên trì): phân tích từ khóa quan trọng. Bị
    Rút ra ý nghĩa, bài học từ câu nói.
    b. Phân tích
    Phần phân tích trả lời cho câu hỏi: tại sao? (vd: tại sao có chí thì nên?)
    (Lưu ý: đảm bảo trả lời từ 2 – 3 ý trở lên).
    c. Chứng minh
    Dẫn chứng từ nhân vật (văn học, lịch sử, khoa học xã hội)
    Dẫn chứng từ thực tế đời sống: những tấm gương tiêu biểu từ đời sống.
    d. Phản biện
    Lật ngược vấn đề:
    Đối với đề bài phân tích xuôi (vd: bàn luận về ý kiến: có chí thì nên) thì phản biện ngược (những người không có chí thì sẽ).
    Đối với đề bài phân tích ngược (vd: cái giá của việc đánh mất chữ tín) thì phản biện xuôi (giữ chữ tín sẽ giúp chúng ta có được những gì?)
    3. Kết bài
    Bài học nhận thức và phương hướng hành động.
    Tóm tắt lại vấn đề (kết lại ý nghĩa của văn bản).
    Liên hệ bản thân.
    Tư tưởng đời sống
    I. Mở bài:
    – Dẫn dắt vào đề () để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm.
    – Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập
    –   ( Chuyển ý)
    II. Thân bài:1. Giải thích từ ngữ (Ví dụ: nghị luận hiện tượng nghiện facebook thì cần phải giải thích facebook là gì? Nghiện facebook là gì?)
    2. Trình bày thực trạng Mô tả  hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (). Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó ().
    Lưu ý: Khi đánh giá thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục: mức độ phổ biến, tình tăng có xu hướng tăng hay giảm, đối tượng, độ tuổi…)
    3. Phân tích những nguyên nhân tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên.
    – Nguyên nhân:
      + Nguyên nhân khách quan ()
      +   Nguyên nhân chủ quan ()
    – Ảnh hưởng, tác động – Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:
      + Ảnh hưởng, tác động – Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội ()
      + Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người ()
    4. Bước 3:  Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai…)
        – Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.
    Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận ().
        – Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ  hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa thời đại
    5. Bước 4:  Đề xuất những giải pháp:
        Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.
      – Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt):
         + Đối với bản thân
         + Đối với địa phương,  cơ quan chức năng:
         + Đối với xã hội, đất nước:
         + Đối với toàn cầu
    III. Kết bài:
    – Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn ()
    – Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người ()

    Trả lời

Viết một bình luận